ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC TÍNH NĂNG BẮT BUỘC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐÁP ỨNG NGHỊ ĐỊNH 91

        

  1. MỤC ĐÍCH

Nhằm bảo vệ quyền lợi của Khách hàng khi gắn thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT), đặc biệt là các đối tượng khách hàng bắt buộc phải gắn thiết bị GSHT theo Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Vui lòng đọc kỹ các hướng dẫn sau để tránh mua nhầm các thiết bị không đúng Quy định hoặc các thiết bị đúng Quy định nhưng lắp ráp không đạt yêu cầu.

  1. CÁC ĐỐI TƯỢNG BẮT BUỘC PHẢI GẮN THIẾT BỊ GSHT

Điều 12 của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định: Từ ngày 01/01/2012, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 500 ki lô mét trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình (hay còn gọi là “hộp đen” ô tô).

  1. CÁC TÍNH NĂNG BẮT BUỘC PHẢI ĐẤU NỐI
  1. Thiết bị: phải được cấp Giấy chứng nhật Hợp quy theo Quy chuẩn QCVN31:2011/ BGTVT
  2. Ngoài ra, Tính năng bắt buộc phải có:
  1. Thiết bị phải có thẻ nhớ >1GB
  2. Thiết bị phải có chấm công tài xế  
  3. Thiêt bị phải có cổng máy in
  4. Thiết bị phải được đấu nối: Tín hiệu tắt mở máy, đóng mở cửa,đo vận tốc (xung hoặc gps)

  1. CÁC CẢNH BÁO CỦA THIẾT BỊ
  1. Vượt vận tốc:

Mỗi thiết bị được cài đặt 1 vận tốc giới hạn,  mặc định là 80km/h. Nếu phương tiện chạy quá vận tốc này, thiết bị sẽ phát tín hiêu cảnh báo (trên màn hình LCD và phát âm thanh “Bip Bip”). Thiết bị sẽ ngưng cảnh báo nếu cho xe giảm vận tốc xuống dưới vận tốc giới hạn đã cài đặt.

  1. Lái liên tục quá 04 giờ:

Khi xe chạy liên tục lớn hơn 04 giờ mà không dừng nghỉ lớn hơn 15 phút, khi phạm phải lỗi này, thiết bị sẽ xuất hiện thông báo trên LCD và phát âm thanh “Bip Bip”.

Để thiết bị ngưng cảnh báo loại này, tài xế cần phải dừng xe >15 phút hoặc đổi cho tài xế khác lái (Cần phải đổi thẻ tài xế IC Card).

  1. Lái trong ngày quá 10 giờ:

Khi tổng thời gian lái xe trong ngày của 1 tài xế lớn hơn 10 giờ. Khi phạm phải lỗi này, thiết bị sẽ xuất hiện cảnh báo trên LCD và phát âm thanh “Bip Bip”.

Để thiết bị ngưng cảnh báo loại này, cần đổi cho tài xế khác lái (Cần phải đổi thẻ tài xế IC Card).

  1. TRÍCH DẪN QUY ĐỊNH 1086
  1. Trích dẫn

1.1. Quan sát, xem xét đánh giá kết cấu của TBGSHT với các yêu cầu sau:

1.1.1. Phần cứng TBGSHT phải đảm bảo:

  1. Phải có bộ vi xử lý, bộ phận ghi, lưu giữ, truyền phát dữ liệu, bộ phận thu nhận thông tin lái xe;
  2. Sử dụng đồng bộ thời gian thực, đảm bảo khi mất tín hiệu GPS thì TBGSHT vẫn có đồng hồ thời gian hoạt động bình thường;
  3. Sử dụng module GPS định vị, module truyền thông kết nối, truyền dữ liệu qua internet;
  4. Kiểm tra cổng kết nối: tuân thủ theo chuẩn RS-232;
  5. Thiết bị phải kết nối được với máy tính hoặc một màn hình để hiển thị các kết quả đo: Vận tốc, số lần đóng mở cửa,… trong quá trình thử nghiệm.

1.1.2. Phần mềm TBGSHT phải đảm bảo:

  1. Khả năng tìm, truy cập, lưu trữ, thống kê, lập bảng, biểu đồ dữ liệu,… đối với các thông tin tối thiểu liên quan trong quá trình khai thác, vận hành của xe quy định tại mục 2.1.2;
  2. Phải có các giao diện và hiển thị bằng tiếng Việt (có/hoặc không có dấu) và tiếng Anh;
  3. Có khả năng cài đặt sử dụng với các hệ điều hành thông dụng;
  4. Đối với những thông tin nhận dạng của xe và lái xe: (số VIN, biển số xe, tên lái xe và số giấy phép lái xe,…), hệ thống phần mềm phân tích dữ liệu chỉ có thể truy cập mà không thể thay đổi hoặc xóa bỏ.

1.2. Đánh giá kiểm tra tính năng kỹ thuật của TBGSHT

1.2.1. Thử chức năng tự động xác nhận trạng thái hoạt động của thiết bị

Đưa tín hiệu chuẩn theo đặc trưng kỹ thuật vào đầu vào của thiết bị để kiểm tra khả năng nhận biết trạng thái hoạt động của thiết bị. Những thông tin cơ bản như: tốc độ tức thời, trạng thái đóng mở cửa… phải được ghi nhận lại. Đồng thời thiết bị phải tự động xác nhận và thể hiện được các trạng thái hoạt động cơ bản của thiết bị như:

  1. Tình trạng báo sóng mạng GSM/GPRS: Thiết bị phải hiển thị được trạng thái có/không có sóng GSM và GPRS thông qua tín hiệu xác nhận (đèn hiển thị hoặc màn hình của thiết bị,…).
  2. Tình trạng bộ nhớ lưu trữ dữ liệu: Thiết bị phải báo được trạng thái bộ nhớ bình thường, hoặc bộ nhớ bị lỗi. Nếu bộ nhớ lưu trữ bị lỗi, thiết bị phải phát tín hiệu cảnh báo.
  3. Sau khi thiết bị đã hoàn tất các bước kiểm tra, nếu thiết bị hoạt động bình thường, các tín hiệu xác nhận phải thể hiện được tình trạng hoạt động của thiết bị. Tiến hành các bước thử nghiệm tiếp theo.

1.2.2. Kiểm tra nhập, lưu dữ liệu ban đầu

  1. Kiểm tra việc nhập và lưu giữ thông tin về biển số xe, số VIN,…; TBGSHT phải được kết nối với máy tính qua cổng COM chuẩn RS 232 (DB9-Male, DTE), sau đây gọi tắt là cổng DB9, đồng thời cung cấp giao thức, phần mềm để xem các thông tin này;
  2. Kiểm tra lưu thông tin lái xe:
  1. Thay đổi tên lái xe, TBGSHT phải lưu giữ được tên lái xe vào bộ nhớ của TBGSHT;
  2. Kết nối máy tính với TBGSHT qua cổng DB9, dùng phần mềm thích hợp để xem những thông tin này;

1.2.3. Kiểm tra chức năng in

Kết nối máy in cầm tay qua cổng DB9. Thao tác để TBGSHT in ra các mẫu dữ liệu sau:

  1. Tốc độ tức thời của xe tại 10 thời điểm bất kì;
  2. Số lần xe chạy quá tốc độ và duy trì liên tục quá 30 giây trong hành trình (lấy 3 thời điểm giả định bất kỳ);
  3. Số lần đóng mở cửa xe trong hành trình (lấy 3 thời điểm giả định bất kỳ).
  4. Thời gian lái xe liên tục và tổng thời gian chạy xe trong ngày của lái xe (lấy 3 thời điểm giả định bất kỳ).

1.2.4. Kiểm tra trích xuất dữ liệu thông qua cổng kết nối DB9

Kết nối máy tính với TBGSHT qua cổng DB9. Thực hiện thao tác để lấy dữ liệu giả định trong ngày nào đó. Phần mềm phân tích dữ liệu sẽ tải các số liệu vào máy tính và tiến hành phân tích các mẫu biểu báo cáo tóm tắt hành trình trong ngày với các thông số:

  1. Biển số xe;
  2. Tên lái xe (và số GPLX);
  3. Thời gian khởi hành đầu ngày;
  4. Thời gian kết thúc cuối ngày;
  5. Số lần quá tốc độ trong ngày;
  6. Số lần đóng/mở cửa trong ngày;
  7. Số lần dừng đỗ xe trong ngày;
  8. Thời gian chạy xe trong ngày;
  9. Thời gian lái xe liên tục của từng lái xe trong ngày;
  10. Chi tiết hành trình xe và tổng số Km xe chạy trong ngày.

Phần mềm phải xuất ra được file log tọa độ GPS theo định dạng .KML ... định dạng chuẩn khác. File hành trình xe phải vẽ lại được đoạn đường xe đã đỗ và các vị trí dừng xe, đóng/mở cửa xe, vị trí xe quá tốc độ, vị trí vi phạm thời gian lái xe liên tục.

1.2.5. Kiểm tra chức năng truyền phát thông tin qua mạng Internet

Kết nối máy tính với mạng Internet, tiến hành kiểm tra chức năng truyền phát thông tin qua mạng Internet đối với TBGSHT như sau:

  1. Sử dụng các trình duyệt như Internet Explorer (IE), Firefox,… mở phần mềm kiểm soát dữ liệu GSHT qua mạng Internet.
  2. Phần mềm phải hiển thị được số xe và tên lái xe đang được lưu trữ trong TBGSHT;
  3. Tiến hành giả lập thay đổi tên lái xe trên TBGSHT, phần mềm phải hiển thị đúng tên lái xe sau khi thay đổi;
  4. Tiến hành giả lập các chức năng đóng, mở cửa, phần mềm phải hiển thị tình trạng cửa đóng, cửa mở tương ứng và ghi nhận lại thời gian lúc đóng, mở cửa tương ứng;
  5. Phần mềm phải hiển thị được thông tin thời gian cập nhật dữ liệu tọa độ GPS và vận tốc trung bình của xe, thời gian chạy xe;
  6. Phần mềm hiển thị được số lần và thời gian dừng đỗ xe;
  7. Phần mềm phải vẽ lại được đoạn đường xe đã đi qua (hành trình xe);
  8. Phần mềm phải hiển thị được số lần xe chạy quá tốc độ giới hạn (mỗi lần từ 30 giây trở lên), ghi nhận thời điểm, tọa độ khu vực xe chạy quá tốc độ;
  9. Phần mềm phải hiển thị được thông tin về thời gian lái xe liên tục.

1.2.6. Thử nguồn điện sử dụng (cung cấp cho thiết bị)

  1. Kiểm tra nguồn điện sử dụng của thiết bị có phù hợp với nguồn điện của xe ô tô hay không bằng cách cấp nguồn 12, 24, 36 VDC tương ứng cho TBGSHT. Đảm bảo TBGSHT hoạt động bình thường khi được cấp nguồn;
  2. Thay đổi nguồn điện áp -32% đến 20% giá trị danh định cấp cho TBGSHT. Sau đó đưa về giá trị điện áp danh định và cấp cho TBGSHT, đảm bảo rằng TBGSHT vẫn hoạt động bình thường;
  3. Kiểm tra khả năng chịu ngược cực của TBGSHT theo bảng 1 mục 2.1.11 của Quy chuẩn.
  1. Các tài liệu tham khảo

Quyết định về việc hướng dẫn thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 31: 2011/BGTVT) về thiết bị giám sát hành trình của xe ôtô

Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô

Danh sách các đơn vị có sản phẩm hợp chuẩn QCVN31